Pháo điện đỏ và văn hoá cưới hỏi của người Việt Nam

Pháo điện đỏ và văn hoá cưới hỏi của người Việt Nam

Pháo điện đỏ và văn hoá cưới hỏi của người Việt Nam

Xã hội ngày nay ngày càng tiến bộ, nhu cầu của con người không ngừng tăng cao. Tuy nhiên ở đâu đó người ta vẫn giữ được những nét văn hoá truyền thống, đặc biệt là trong phong tục cưới hỏi của người Việt Nam. Sản phẩm pháo điện đỏ được biết đến như là chất xúc tác giúp cho lễ cưới trở nên đẹp hơn và thành công hơn. Trong bài viết này hãy tiếp tục cùng binhminhjp.com tìm hiểu về pháo điện đỏ và văn hoá cưới hỏi của người Việt Nam nhé.

1.Ý nghĩa của việc đốt pháo điện đỏ và văn hoá cưới hỏi của người Việt Nam là gì?

Đốt pháo từ xa xưa như là việc làm để tạo ra niềm vui, sự may mắn trong tương lai mà người xưa thường dùng. Trên cơ sở đó việc đốt pháo nổ, hay pháo điện đỏ cũng để làm tăng thêm ý nghĩa tốt đẹp trong sự kiện mà chúng ta tổ chức. Pháo cháy tạo ra những tia sáng bay lên trên không chỉ mang tính hình tượng đẹp trong mắt người xem. Mà từ xa xưa người Hy Lạp cổ đại đã tôn thờ thần Mặt Trời, vị thần đem lại ánh sáng và ngọn lửa để con người có cuộc sống bình yên và hạnh phúc.

Với ý nghĩa tốt đẹp đó hầu hết các sự kiện lớn dù là của quốc gia hay là nghi thức trong dân gian vẫn luôn sử dụng pháo như là một nét văn hoá. Từ việc bắn pháo hoa đêm giao thừa hay bắn pháo điện trong tiệc cưới, tiệc mừng công của người dân vẫn luôn là món ăn tinh thần đặc biệt.

Pháo điện đỏ và văn hoá cưới hỏi của người Việt
Pháo điện đỏ và văn hoá cưới hỏi của người Việt

2.Pháo điện đỏ và văn hoá cưới hỏi của người Việt Nam là nét độc đáo riêng biệt

Lễ cưới 

Lễ cưới
Lễ cưới

Lễ cưới là đỉnh điểm của cả quá trình tiến đến hôn nhân, là hình thức liên hoan, báo hỷ mừng hạnh phúc cho cô dâu và chú rể, cũng như mừng mối quan hệ tốt đẹp giữa hai gia đình. Nó có ý nghĩa thiêng liêng nên cho dù là xưa hay nay đều được rất coi trọng. Đây cũng chính là nghi lễ được xã hội quan tâm hơn cả.

Lễ cưới chỉ được tổ chức sau khi đã được chính quyền cấp giấy chứng nhận kết hôn, như là một ghi nhận hợp pháp cho đôi bạn trẻ. Thủ tục đăng ký kết hôn khá đơn giản, hai người chỉ việc mua 2 mẫu đăng ký kết hôn tại UBND xã phường nơi mình đăng ký hộ khẩu. Sau đó điền đầy đủ thông tin trên giấy khai báo, rồi lấy chứng nhận của cơ quan mình công tác hoặc chứng nhận của ông tổ trưởng xóm hoặc khu vực mình sinh sống. Tiếp theo mang sổ hộ khẩu và CMND lên xã để đăng ký và chờ ngày được cấp giấy.

Lễ cưới tuỳ theo vùng miền và văn hoá mà sẽ có cách gọi khác nhau. Như lễ cưới, lễ rước dâu, hay lễ thành hôn, lễ vu quy. Điều này chứng tỏ rằng văn hoá cưới hỏi từ xưa đến nay luôn được coi trọng, đa dạng màu sắc văn hoá và là một phần không thể thiếu trong đời sống nhân dân.

Lễ xin dâu

Trước giờ đón dâu, đại diện đoàn nhà trai sẽ cùng với một người nữa đến nhà gái đem theo cơi trầu, chai rượu để báo trước thời gian mà đoàn nhà trai sẽ đến, nhà gái yên tâm chuẩn bị tiếp đón. Sở dĩ có nghi thức này bởi ngày xưa con cái thường do bố mẹ sắp đặt nên hay có tình trạng bỏ hôn, cô dâu hoặc chú rể sẽ trốn mất để tránh việc gả bán, cưỡng hôn. Nghi thức này để đề phòng có bất trắc xảy ra. Ngày nay hôn nhân là do đôi bạn trẻ tự tìm hiểu và yêu nhau thật lòng nên sẽ không có chuyện bất trắc xảy ra, và vì thế nghi thức này cũng đã bị huỷ bỏ.

 Lễ rước dâu

Cô dâu và chú rể bái tạ tại ban thờ tổ tiên
Cô dâu và chú rể bái tạ tại ban thờ tổ tiên

Sau khi đoàn rước dâu họ nhà trai đến trước cổng nhà gái thì mọi người đều phải chỉnh đốn đội hình nghiêm trang. Đi đầu là bác trưởng họ dẫn đầu đoàn nhà trai, kế đến là đội ngũ trong ban đại diện họ nhà trai. Thường là những người ăn nói giỏi, biết ứng xử tốt trong xã hội, đi theo sau là chú rể và đoàn người họ nhà trai hộ tống chú rể.

Trước khi họ nhà trai vào cổng, họ nhà gái đã chuẩn bị một nghi thức đốt pháo để chào đón gia đình nhà trai. Pháo được bố trí ngay ngắn hai bên, khi nào đoàn nhà trai bước đến là kích hoạt “pháo điện tiệc cưới” cháy.

Sau đó nhà gái mời đoàn nhà trai vào nhà ăn trầu, xơi nước và cùng thực hiện nghi thức đón dâu. Cô dâu và chú rể sẽ cùng nhau bái tạ ban thờ tổ tiên, làm lễ trao nhẫn hôn ước. Đại diện hai họ đứng lên phát biểu như là để chính thức ghi nhận hạnh phúc cho đôi bạn trẻ.

Tìm hiểu tiếp về văn hoá cưới hỏi của người Việt bấm tại đây

Hot line: 0981 009 506

Cảm ơn quý khách hàng đã luôn tin tưởng sản phẩm của shop chúng tôi!

Trả lời